Như chúng ta thường biết, khi đi gót chân chúng ta chạm đất trước chứ không phải cả bàn chân không. Chính vì lý do này mà gót chân thường sẽ chịu lực nhiều nhất khi di chuyển, những tổn thương xảy ra là không thể tránh khỏi. Người bệnh thường chịu những cơn đau, cảm giác như có chim châm vào gót, gây nhói, buốt, khó khăn cho sinh hoạt, nhất là trong khi ngủ. Bệnh lý này được giải thích như thế nào? Sau đây hãy cùng Muối Hồng tìm hiểu các nguyên nhân gây nên bệnh tê gót chân nhé.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh tê gót chân:
Nguyên nhân đầu tiên là do gan bàn chân bị căng ra quá mức. Gan bàn chân là nơi giúp nâng đỡ, chịu sức nặng của cơ thể. Khi lực tác động lên cơ thể quá lớn do di chuyển nhiều, bệnh nhân béo phì hay vận động mạnh sẽ làm cho các gan bàn chân căng ra, chỗ bám vào gót vì thế sẽ bị rách, lâu ngày hình thành nên gai gót chân, gây cảm giác đau nhức.
Ngoài ra, nó còn là hậu quả của việc suy gan tĩnh mạch chỉ dưới, làm cho máu lưu thông theo chiều ngược lại. Bình thường máu sẽ lưu thông từ chân về tim, nhưng giờ chúng sẽ di chuyển theo hướng ngược lại, làm giãn, tăng áp lực lên tĩnh mạch và kéo theo biến chứng là đau nhức nặng, đau gót chân.
Việc mang giày cao gót nhiều cũng gây nên biến dạng cho bàn chân, gây những áp lực cho chân đặc biệt là gót chân, có thể gây giãn gan bàn chân do chân phải ở trạng thái không phù hợp trong thời gian dài.
Một nguyên nhân khác được đề cập tới ở đây là dành cho những vận động viên, những người hay vận động nhưng khởi động không đúng cách. Điều này vô tình làm cho gan bàn chân đang cứng co duỗi không kịp thời nên khi vận động gây ảnh hưởng đến gót chân, gây đau khi vận động và để lại những chấn thương lâu dài về sau.
Cách hỗ trợ điều trị bệnh tối ưu
Để có một giấc ngủ ngon cũng như hạn chế thấp nhất hiện tượng tê gót chân khi ngủ cần tuân thủ theo những nguyên tắc điều trị bệnh được giới thiệu sau đây.
Các biện pháp dễ thực hiện hằng ngày:
Đối với những người cần vận động bàn chân nhiều nên có những bài tập khởi động đúng phương pháp, đảm bảo gan bàn chân được co giãn đúng cách tránh hiện tượng căng gan bàn chân.
Trước khi đi ngủ nên áp dụng các bài tập đi lại nhẹ nhàng, co duỗi cơ chân để đảm bảo máu lưu thông tốt. Bơi lội, đạp xe hay thể dục dưỡng sinh đều rất tốt với bệnh nhân đau gan bàn chân. Đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch nên tránh đứng lâu, đặc biệt tránh đứng lâu trên nền đất lạnh, cứng. Hạn chế ngồi quá lâu một chõ, ngồi xồm, nếu là nhân viên văn phòng thì từ 30-60 phút nên tranh thủ giải lao vài phút. Trong chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều vitamin, chất xơ,…Ngoài ra để hạn chế những cơn đau do bệnh mang lại có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm như ibuprofen, celecoxi…
Hỗ trợ điều trị bệnh từ việc sử dụng đá muối hồng Himalay
Trong đá muối hồng Himalay có chứa 84 khoáng chất cần thiết cho cơ thể, được khai thác từ độ sâu hơn 2km dưới lòng đất nên hoàn toàn tinh khiết và là sản phẩm hỗ trợ cực kì hiệu quả cho những bệnh nhân đau gót chân.
Dùng muối hồng Himalay để ngâm chân vào ban đêm, hiệu quả nhất là trước khi đi ngủ. Công thức khá đơn giản, chỉ cần:
– Muối hồng Himalay
– Một ít gừng
– Nước ấm
Tỷ lệ pha không quá khắt khe, khi đã có hỗn hợp này bạn cho chân vào ngâm từ 15-30 phút, sau đó để chúng khô tự nhiên, không dùng khăn lau, hơi ấm trong nước và gừng sẽ làm dịu cơm đau. Canxi được biết là một trong những thành phần chính cấu tạo nên xương. Ngoài ra, canxi còn tham gia vào sự dẫn truyền thần kinh và hoạt động của cơ nên rất tốt cho cơ thể.
Có người thắc mắc, muối thường cung được, sao phải muối hồng? Muối ăn thông thường qua quá trình tinh chế sẽ loại bỏ hầu hết những khoáng chất có trong đó, cũng như sẽ có thêm về các phụ gia tẩy trắng, không tốt cho cơ thể. Muối hồng Himalaya hoàn toàn tinh khiết, được xem là lựa chọn tuyệt vời nhất.
Ngoài ra đá muối hồng Himalay không quá mặn như các loại muối khác, có thể dùng pha nước uống hằng ngày, chúng cung cấp thêm nhiều dưỡng chất như Kali, Magie…rất cần cho xương khớp.
Đá muối hồng Himalay còn được chế phẩm thành đá đặt chân, khi làm nóng đến nhiệt độ thích hợp sẽ tỏa ra hơi ấm xoa dịu các cơn đau cũng như kích thích huyệt đạo ở chân, nơi được xem là tập trung nhiều huyệt đạo nhất trong cơ thể, khiến máu lưu thông tốt hơn cũng như giảm căng thẳng cho gan và bàn chân.